Vì sao Luật Đất đai quy định: đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân? 

GS.TS. Đặng Hùng Võ

Theo thông lệ, cứ sau 10 năm, Luật Đất đai lại sửa đổi một lần. Theo GS-TSKH. Đặng Võ Hùng, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vẫn cần phải khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Sau hơn 8 năm thực thi Luật đất đai 2013, bên cạnh những kết quả đạt được luật này đã bộc lộ một vài tồn tại và hạn chế. Trong quá trình lấy ý kiến từ các bộ, ngành, địa phương, cá nhân có liên quan về sửa đổi Luật đất đai đã có nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó có nhiều ý kiến cho rằng cần cho sở hữu tư nhân về đất đai. Hãy cùng GS. Đặng Hùng Võ – tiến sĩ khoa học, cựu thứ trưởng bộ TN&MT, người đặt nền móng cho việc xây dựng Luật Đất đai năm 2003 – tìm hiểu về vấn đề này.

Những tranh luận về quyền sở hữu trong Luật đất đai.

Theo dõi việc sửa đổi Luật đất đai nhiều năm qua, GS.Đặng Hùng Võ nhận thấy cứ khi nào lấy ý kiến cho dự thảo Luật đất đai thì lại có vô vàn ý kiến cho rằng phải cho sở hữu tư nhân về đất đai thì mới phù hợp với thời đại và thông lệ quốc tế. Nếu đất đai không sở hữu tư nhân thì không phát triển được….
“Tôi cho rằng, cách tiếp cận này không phù hợp với lịch sử, truyền thống của dân tộc Việt Nam và hoàn cảnh kinh tế – xã hội ngày nay”, ông nói.

GS.Hùng cho rằng: “ Hiện tại, Nhà nước vẫn quản lý khá hiệu quả tài nguyên đất”. Trong Luật Đất đai cũng quy định: Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư…. Trong đó có cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch.

Luật cũng quy định: Người sử dụng đất được pháp luật thừa nhận các quyền như quyền sử dụng, quyền thừa kế, chuyển nhượng, quyền thế chấp, cho thuê… đối với các loại tài sản thuộc sở hữu tư nhân khác theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, mặc dù đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng chỉ người có quyền sử dụng đất hợp pháp mới có thể thực hiện đầy đủ 3 quyền năng đối với tài sản đất đai. Các quyền bao gồm: chiếm hữu, định đoạt, sử dụng và hưởng lợi. Vì vậy, trên thực tế, không nhất thiết phải đổi từ sở hữu toàn dân sang đa sở hữu và chấp nhận sở hữu tư nhân đối với đất đai.

Tại sao không thừa nhận đất đai là tài sản thuộc sở hữu tư nhân như nhiều quốc gia khác?

Không giống với các loại tài sản khác, sở hữu đất có tính đặc thù riêng. Không có sở hữu công hoàn toàn và cũng không có sở hữu tư hoàn toàn đối với đất đai. Bởi nó có sự chia sẻ quyền giữa Nhà nước, cộng đồng và người nắm giữ đất.

Việc sử dụng đất phải theo kế hoạch, quy hoạch. Người sử dụng đất có quyền rào lại mảnh đất để sử dụng và thu lợi từ quyền sử dụng đất. Nhưng diện tích đất đó không thể tách rời kết cấu hạ tầng xung quanh như hạ tầng giao thông, hệ thống điện,…“Chủ đất” không có quyền muốn làm gì thì làm trong mảnh đất của mình. Vì nó ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư địa phương nên người dân địa phương.

Ngay như Hoa Kỳ hay các nước cho phép sở hữu đất tư nhân, các “chủ đất” cũng không có quyền chiếm hữu hoàn toàn đối với mảnh đất. Việc sử dụng đất vẫn phải theo quy hoạch của chính quyền và phải chịu sự giám sát của cộng đồng dân cư. Bởi, đất là một phần bất khả xâm phạm của một quốc gia.

Dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Có nên chấp nhận đa sở hữu đất đai?

Được biết, trên thế giới hầu hết các quốc gia các quốc gia khác chấp nhận đa sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân. Hiện nay, chỉ có khoảng 10 quốc gia, vùng lãnh thổ thừa nhận quyền sở hữu công về đất đai tức sở hữu toàn dân. Vậy lần sửa đổi Luật Đất đai này có nên chấp nhận đa sở hữu hay không?

Theo GS.Hùng, mỗi quốc gia có hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Không thể lấy quy định của quốc gia này hoặc thông lệ quốc tế áp dụng vào quốc gia khác được. Bởi vì, không ai thay đổi được lịch sử.

Ở Hoa Kỳ, New Zealand, AustrFalia…, trong lịch sử thì người dân châu Âu đến khai phá và xác nhận quyền sở hữu đất đai trước khi các quốc gia này được thành lập. Vì vậy, các nước đó thừa nhận đất đai thuộc sở hữu tư nhân. Còn trong lịch sử Việt Nam, do đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử với các cuộc chiến tranh vệ quốc. Ông cha đã phải bỏ biết bao nhiêu xương máu vừa bảo vệ tổ quốc, vừa mở mang bờ cõi. Không có cá nhân nào đi khai thiên lập ấp và xác nhận chủ quyền trên bất cứ mảnh đất nào, dù là nhỏ nhất.

Ông Hùng khẳng định: “Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý, đồng thời trao đầy đủ quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân, cơ sở tôn giáo… như hiện nay là phù hợp. Theo tôi thấy cũng không có gì vướng mắc ở điểm này”.

Một điểm nữa là sửa đổi quyền sở hữu đất là phải sửa đổi lại Hiến Pháp. Theo đó Hiến pháp năm 2013 đã quy định: đất đai là tài sản công, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.Như vậy, nếu muốn “đa sở hữu đất đai” thì bắt buộc phải sửa đổi Hiến pháp. Kéo theo đó sẽ phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều luật hiện hành. Đây là một việc vô cùng phức tạp, tốn thời gian và công sức.

Trong khi đó, việc coi đất đai là sở hữu toàn dân cũng không có gì vướng mắc. Bởi vì, Hiến pháp đã quy định rõ ràng rằng: “tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ và người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng.

Luật đất đai hiện hành còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.

Sau hơn 8 năm triển khai, Luật đất đai 2013 đã xuất hiện rất nhiều vướng mắc cần phải tháo gỡ. Việc sửa đổi bổ sung các điều khoản luật là việc cần thiết để khai thác tối đa nguồn lực đất đai phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn tới.

Điển hình như, Hiến pháp và Luật đất đai xác lập đất đai là tài sản công (đất công). Nhưng lại không có khái niệm, định nghĩa cụ thể thế nào là “đất tư”, thế nào là “đất công”. Chính điều này hạn chế thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.
Bên cạnh đó, Luật đã trao quá nhiều quyền hành cho các cấp chính quyền tình và huyện, theo kiểu “vừa cho họ đá bóng, vừa cho họ thổi còi”. Dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát, tham ô, tham nhũng.

Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng đất lãng phí xảy ra con do việc không luật hóa quyền và trách nhiệm của các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong quản lý đất đai. Và còn rất nhiều quy định nữa cần phải sửa đổi.

 

—————

Nếu bạn đang có nhu cầu đầu tư nhà vườn sinh thái vùng ven thì đừng bỏ lỡ VIME Garden Long Khánh. Với combo đầy đủ “đất, nhà, vườn”, đây là một giải pháp hoàn hảo cho đầu tư nhà vườn sinh thái.

Hãy nhanh tay đăng ký trải nghiệm và nghỉ dưỡng cao cấp miễn phí để cảm nhận điều tuyệt vời mà VIME Garden Long Khánh mang lại và sở hữu một ngôi nhà 2 đúng sở thích của mình. Lên hệ tới số điện thoại 028 7100 5568 để được tư vấn trực tiếp Hoặc liên hệ Fanpage My Real

Hotline: 0877.366.888
Chat Facebook
Hotline
Chat Zalo