Thị trường bất động sản tiếp tục ảm đạm 

Đầu tư bất động sản

Làn sóng covid 19 lần thứ tư khiến thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục rơi vào trạng thái ngủ đông. Hầu hết, các chỉ số thị trường như nguồn cung, khối lượng giao dịch,dòng vốn FDI, tỷ lệ hấp thụ dự án,… đều sụt giảm một cách nghiêm trọng.

Nguồn cung sản phẩm sụt giảm

Giám đốc R&D Công ty DKRA Vietnam ông Nguyễn Hoàng cho biết, tình hình dịch diễn biến phức tạp  đã làm đảo lộn các kế hoạch ra sản phẩm mới cũng như kế hoạch bán hàng…. Điều này làm sụt giảm nguồn cung sản phẩm ra thị trường cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như kỳ vọng của chủ đầu tư.

Tính từ đầu năm nay thị trường chỉ hoạt động tích cực trong tháng 3 và 4 sau đó bắt đầu tụt dốc dần, đến hiện tại thì gần như “đóng băng”. Theo đơn vị này, tình hình giao dịch thứ cấp phân khúc nhà phố, biệt thự TP.HCM kém sôi động và tiếp tục có xu hướng giảm do tác động từ việc bùng phát dịch tại TP.HCM.

Theo Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam – Tiến sĩ Sử Ngọc Khương – nhận định, trong quý I và quý II 2021, thị trường phía Nam chỉ có vài dự án mới ở TPHCM và các tỉnh thành lân cận.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều dự án có kế hoạch ra mắt trong năm 2021 đều phải điều chỉnh lại thời điểm triển khai. Vì vậy, tính thanh khoản của thị trường cũng bị ảnh hưởng lớn. Các sản phẩm bị chào bán thấp cũng khiến nhà đầu tư không mấy hào hứng, gây ảnh hưởng đến sức mua thị trường.

Ngoài phân khúc nhà phố, biệt thự,  xu hướng “ly tâm” còn xảy ra ở các phân khúc BĐS khác nữa.
Lượng sản phẩm nhà phố, biệt thự chưa bán được tại TP.HCM còn nhiều trong khi đó giá lại cao nên khó canh tranh với sản phẩm cùng phân khúc ở các địa phương lân cận.

 Thị trường bất động sản gặp những khó khăn nội tại

Khó khăn nội tại của thị trường bất động sản.

Tổng giám đốc Công ty Đầu tư LDG – Ông Nguyễn Minh Khang- nhận định rằng:  Trước diễn biến kéo dài của dịch bệnh cũng làm cho dòng vốn vào bất động sản giảm so với các năm trước. Việc liên tiếp phải giãn cách xã hội để phòng chống dịch đã làm nảy sinh tâm lý hạn chế đầu tư , khiến hoạt động bán hàng bị chậm lại. Cùng với đó là những tồn đọng về thủ tục pháp lý như càng đẩy doanh nghiệp lún sâu hơn vào khó khăn.

Theo GS Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: “Ngoài những tác động từ đại dịch, thị trường bất động sản năm 2021 vẫn còn tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Mặc dù, Thủ tướng Chính phủ đã ký, ban hành Nghị định 148 (2020) sửa đổi hồi cuối năm 2020 về vấn đề bổ sung một số quy định chi tiết về thi hành Luật Đất đai. Nhưng trên thực tế, những sửa đổi này chưa giải quyết tận gốc các vấn đề tồn đọng liên quan đến các luật có sự chi phối đến bất động sản. Đây là những vấn đề mang tính pháp lý của thị trường”.

Về phía nhà đầu tư

Trong bối cảnh hiện tại, các nhà đầu tư cũng tỏ ra thận trọng, không tham gia “bắt đáy” thị trường như những lần trước. Theo chia sẻ của nhiều nhà đầu tư lâu năm, tạm thời họ đã ngừng giao dịch nhà đất để xem xét chuyển biến của thị trường trong thời điểm hiện tại. Thậm chí, có nhiều nhà đầu tư không trụ vững được bán cắt lỗ sản phẩm.

Lời khuyên của các chuyên gia, với tình hình thị trường “ngủ đông” như hiện nay, thận trọng quan sát cũng như thong thả tìm kiếm sản phẩm phù hợp là hướng đi tốt nhất. Không nên lao vào săn hàng cắt lỗ hay chạy theo hiệu ứng đám đông. Bởi vì thị trường ít có sản phẩm mới chất lượng, các giao dịch thứ cấp lại bị đội giá cao sau nhiều lần sang tay, không còn đủ hấp dẫn để nhà đầu tư này tìm đến.

Về phía nhà đầu tư cần thận trọng quan sát và tính toán kỹ lưỡng
Các sản phẩm rao bán có giá giảm sâu, hoặc bán cắt lỗ thường có chất lượng không tương xứng với giá trị hay pháp lý có vấn đề. Ngoài ra cũng cần đề phòng khu vực có giá bán tăng nhanh. Những địa điểm trên có thể  hình thành mức “ảo”, dù có cắt lỗ cũng vẫn vượt xa giá trị thật. Những nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ càng thận trọng hơn với các sản phẩm rao bán kiểu này.

Hotline: 0877.366.888
Chat Facebook
Hotline
Chat Zalo