Thị trường bất động sản cuối năm 2021 sẽ ra sao?

Thị trường BĐS nửa cuối

Dịch Covid 19 bùng phát lần thứ tư đã giáng một đòn mạnh mẽ vào nền kinh tế của Việt Nam, trong đó có thị trường bất động sản. Theo dự báo, thị trường nhà đất 6 tháng cuối năm sẽ trầm lắng hơn nhiều. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một vài phân khúc như đất nền, căn hộ….

Thị trường bất động sản chìm nổi trong làn sóng dịch.

Sang đến năm 2021, làn sóng dịch liên tiếp đã giáng những đòn mạnh mẽ vào nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Hiện tại, Việt Nam đang ở lần bùng phát dịch thứ 4. Làn sóng Covid-19 lần này phức tạp và nghiêm trọng hơn những lần bùng phát dịch trước đây.

Trong cả 3 đợt bùng phát trước đó, thì thời gian bùng dịch ngắn, tốc độ lây lan chậm. Ngay sau khi dịch kiểm soát, thị trường bất động sản ghi nhận hoạt động giao dịch rất sôi động. Tuy nhiên trong lần tái phát dịch bệnh thứ 4, số lượng ca nhiễm tăng lên đáng kể và lan rộng.

Các lệnh giãn cách xã hội và hạn chế đi lại khiến thị trường bất động sản TP.HCM và các tỉnh phía nam gần như tê liệt. Thị trường bất động sản thời gian gần đây chứng kiến sức mua giảm đáng kể. Các hoạt động bán hàng của chủ đầu tư đều bị tạm dừng. Các nhà đầu tư đều ở trong trạng thái dè chừng và thận trọng khi quyết định đầu tư vào nhà đất.

Đơn cử, trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường địa ốc phía nam chỉ vỏn vẹn có vài dự án mới ở TP.HCM (phân khúc trung cao cấp và cao cấp) và một số tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Đồng Nai. Nhiều dự án có kế hoạch ra mắt trong năm nay do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh cũng phải điều chỉnh lại thời điểm triển khai.

Căn hộ và đất nền sớm hồi phục nhất

Vẫn có những dấu hiệu tích cực từ hạ tầng.

Mặc dù tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp nhưng nền kinh tế vẫn có sự tăng trưởng tích cực. Theo số liệu thống kê,  GDP quý I và II của cả nước ước tính tăng 5.64% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng vượt 1.81% với cùng kỳ năm 2020 (1.81%). Ngoài ra, về GRDP tính đến tháng 6/2021, Tp.HCM cũng tăng 5.46% so với cùng thời điểm trong năm 2020.

Đặc biệt là nguồn vốn FDI trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt 1.15 tỷ USD, mức tăng đạt 35.3% so với cùng kỳ năm ngoái (0.85 tỷ USD). Tất cả những điều kể trên đã có những tác động tích cực đến nền kinh tế nói chung, và toàn thị trường bất động sản nói riêng.

Cơ sở hạ tầng là một lời giải quan trọng cho bài toán bất động sản 6 tháng cuối năm. Tình hình dịch bệnh cũng không làm chậm trễ tiến độ của các công trình hạ tầng.

Các công trình hạ tầng trọng điểm có thể kể đến như:

  • Trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ triển khai dự án nút giao thông An Phú, TP.Thủ Đức với tổng mức đầu tư 3.926 tỷ đồng. Dự án có quy mô 3 tầng, hầm chui 2 chiều kết nối từ cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ và các tuyến trục chính của Tp.HCM.
  • Trong tháng 5, Tp.HCM đã phê duyệt đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Tp/HCM giai đoạn 2020 – 2030 với tổng mức đầu tư dự kiến 137,638 tỷ đồng. Chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng, mở rộng QL50, đoạn qua huyện Bình Chánh. Dự án dài 8.5km rộng 34m, tổng vốn đầu tư gần 1,500 tỷ đồng được ưu tiên triển khai giai đoạn 2021 – 2024. Đồng thời, UBND TP.HCM cũng xúc tiến triển khai những công trình giao thông chiến lược trong năm 2021.
  • Ngày 17/6/2021, UBND Tp.HCM có văn bản góp ý về dự thảo đang được xây dựng về Quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030 của Cục Đường sắt Việt Nam.

Những dự đoán về thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm

Trong tình hình dịch bệnh rối ren, các chuyên gia vẫn có thể nhìn nhận được những tín hiệu khả quan của thị trường bất động sản. Trên thực tế, so với các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán hay tiền ảo,  bất động sản vẫn được cho là kênh trú ẩn an toàn, ít rủi ro, dù thị trường có chững lại vì dịch thì cũng khó mà xuống giá.

Thị trường bất động sản nhà ở và đất nền có triển vọng

Trên thực tế, nhà ở vẫn là nhu cầu bức thiết nhất của người dân. Do vậy, đây là phân khúc dễ phục hồi hơn cả khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát trở lại. Song, mức độ hấp thu của thị trường sẽ không cao bằng những năm trước đây.

Dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, nhiều người bị hạn chế về thu nhập, mất việc hoặc giảm lương. Vì vậy, không có nhiều nguồn tích lũy, sức mua trên thị trường sẽ khiêm tốn hơn so với các năm trước. Chủ yếu tập trung vào phân khúc nhà ở có giá trị vừa phải tại các đô thị lớn trên toàn quốc.

Ở phân khúc đất nền, DKRA Việt Nam dự báo nguồn cung mới có thể sẽ tương đương với 6 tháng đầu năm 2021. Dao động khoảng 4,000 – 5,000 nền. Tập trung chủ yếu ở thị trường các tỉnh giáp ranh như Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bất động sản nghỉ dưỡng và mặt bằng bán lẻ tiếp tục lao đao

Không riêng gì các hoạt động dịch vụ du lịch, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng và mặt bằng bán lẻ cũng gánh những hậu quả nặng nề. Dù tình hình dịch bệnh có được kiểm soát thì các hạn chế đi lại vẫn còn. Đối tượng khách hàng chủ yếu trong giai đoạn này là khách nội địa. Các gói giảm giá của khách sạn, khu nghỉ dưỡng và hãng hàng không sẽ tiếp tục áp dụng để kích cầu thị trường du lịch.

Trong nửa cuối năm 2021, dự kiến sẽ có thêm 73.000 m2 mặt bằng bán lẻ mới đến từ các khu mua sắm tại dự án nhà ở hoặc khu đô thị. Nếu tình hình dịch được kiểm soát tốt, thì các mặt bằng bán lẻ như thời trang, ẩm thực sẽ có thể mở bán nhộn nhịp trở lại vào các dịp lễ tết gần cuối năm.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng lao đao vì dịch

Thị trường bất động sản công nghiệp gặp khó khăn.

Trước đây, chúng ta kỳ vọng rằng bất động sản công nghiệp là điểm nóng của thị trường. Khi đó tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt và các nước phát triển có sự dịch chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch hiện tại cũng như các vấn đề thông quan đã trở thành một trở ngại khiến các nhà đầu tư cân nhắc khi muốn đầu tư vào bất động sản công nghiệp Việt Nam. Cũng có một vài tín hiệu tích cực từ nhận được nhu cầu thuê đất công nghiệp và kho xưởng cho thuê. Giá thuê dự kiến sẽ tiếp tục được duy trì ở mức cao. Thị trường dự kiến sẽ đón nhận thêm nhiều nguồn cung mới, ở cả kho/xưởng và đất công nghiệp.

Trong đó, tốc độ tăng trưởng trung bình nguồn cung đất công nghiệp từ nay tới 2023 tại các tỉnh thành phát triển công nghiệp trọng điểm loại 1 ở khu vực phía bắc và phía nam dự kiến lần lượt là 9% và 8% theo năm. Tổng nguồn cung kho và xưởng xây dựng sẵn cho đến 2023  tăng trung bình 19%/ năm tại phía bắc và 10%/ năm tại phía nam.

Triển vọng cho thuê đất công nghiệp

Tổng kết

Từ nay đến cuối năm, thị trường bất động sản sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch bệnh. Nếu tình hình dịch bệnh diễn biến kéo dài thì thị trường cũng sẽ trở nên xấu đi. Do đó, sau khi thị trường phục hồi, cần điều tiết lại giá cả và nguồn cung. Tránh tình trạng lạm phát, thì đầu vào của bất động sản cũng bị áp lực rất cao, từ đó lại tiếp tục khiến giá bất động sản tăng lên, giao dịch cũng sẽ giảm.

Nguồn: Cafe Land

Hotline: 0877.366.888
Chat Facebook
Hotline
Chat Zalo