Ngân hàng số – bước đi mới sau đại dịch

Ngân hàng số – bước đi mới sau đại dịch

Khái niệm “ngân hàng số” đang được nhắc đến nhiều  thời gian gần đây. Đó có thể coi là chiến lược mới trong thời kỳ kinh doanh bùng nổ cách mạng công nghiệp 4.0. Với nhiều ngân hàng xác định chiến lược đổi mới công nghệ, còn được coi là giá trị cốt lõi, là mục tiêu phát triển trọng yếu nếu các ngân hàng muốn trở thành “kẻ dẫn đầu”.

Ngân hàng không nằm ngoài cuộc đua kinh doanh công nghệ

Đại dịch Covid tạo một “cú hích” cho sự phát triển của công nghệ. Và ngành ngân hàng không nằm ngoài cuộc đua đấy. Nhiều ngân hàng đã cho ra mắt mô hình ngân hàng số . Tạo nên sự đa dạng cho thị trường.

Ví dụ như TPBank gây ấn tượng với ứng dụng Live Bank – ngân hàng tự động đầu tiên tại Việt Nam. Tiếp đến LienVietPostBank cũng cho ra đời ứng dụng Ví Việt . Ban đầu, ứng dụng này chỉ nhằm cung cấp dịch vụ thanh toán. Thế nhưng đến nay, các ví điện tử này được phát triển thành ngân hàng số với các chức năng tương tự ngân hàng truyền thống.

kinh doanh công nghệ

Hay thậm chí ứng dụng Facebook Fanpage Pay của Ngân hàng Quân đội (MB) là ứng dụng cho phép giao dịch qua mạng xã hội nổi tiếng. Các ngân hàng số đều hướng đến giá trị cốt lõi là tạo cho khách hàng những trải nghiệm hoàn toàn mới, giảm thiểu tối đa các quy trình giao dịch và đáp ứng nhu cầu giao dịch 24/24 giờ.

Hiện nay, sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng đang rất lớn. Công nghệ số giúp có thêm cơ hội thu hút khách hàng, mở rộng thị phần kinh doanh. Nhưng đi kèm với đó là áp lực khi các ngân hàng này phải gồng mình chạy theo cuộc đua công nghệ. Việc tạo ra ứng dụng chưa hẳn là tiêu chí mang tính quyết định.Ngoài ra, cách xây dựng hệ sinh thái dịch vụ như thế nào để hoàn thiện ngân hàng số cũng là yếu tố quan trọng tạo ra sự đột phá. Đó chính là lý do vì sao các ngân hàng liên tục cho ra các “ấn bản” có khả năng tương tác tốt và liên kết chặt chẽ với nhau.

Thực trạng kinh doanh ngân hàng số ở Việt Nam

Phần lớn các ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số. Cụ thể, theo khảo sát cho thấy có 42% các tổ chức tín dụng đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Có 28% đã và đang thực hiện triển khai chiến lược chuyển đổi số tích hợp với chiến lược kinh doanh. Và 11% đã phê duyệt và triển khai chiến lược chuyển đổi số riêng.

Điều này khá phù hợp với xu hướng chung trên thế giới. Theo Citi GPS – Global Perspectives & Solutions, dự kiến đến năm 2025 sẽ có khoảng 1/3 doanh thu ngân hàng truyền thống sẽ được quản lý bởi các mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng số.

kinh doanh công nghệ

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng nhận định việc thực hiện chuyển đổi số đang gặp phải một số vướng mắc. Tuy đã nhận thức về hướng đi chuyển đổi số nhưng các ngân hàng không xác định rõ tầm nhìn về số hóa ngân hàng và mối liên hệ với chiến lược kinh doanh. Hiện tại chưa có khung pháp lý với các ý tưởng về các sản phẩm số, dẫn đến các ngân hàng dè dặt trong việc ra mắt sản phẩm mới. Chiến lược đầu tư hạ tầng công nghệ nền tảng tài chính khá chậm và chưa đồng bộ. Thiếu thốn về nguồn nhân lực công nghệ cho phát triển ngân hàng số, vấn đề an ninh, bảo mật…

Các chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới, cần sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý về ngân hàng số. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia để tạo kiện kết nối mở cho các ngân hàng truy xuất theo thẩm quyền được duyệt và có hành lang pháp lý đầy đủ về chia sẻ dữ liệu với bên thứ 3. Trong khi đó, các ngân hàng cần xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện cụ thể việc thực hiện phát triển ngân hàng số. Phân bổ nguồn lực phù hợp để đầu tư cho công nghệ mới và nguồn nhân lực thích ứng với chuyển đổi số.

Nguồn: cafe biz

Hotline: 0877.366.888
Chat Facebook
Hotline
Chat Zalo