Cuộc chiến công nghệ 5G giữa Mỹ và Trung Quốc

Cuộc chiến công nghệ 5G

Sau khi ông Biden nhậm chức tổng thống Mỹ, tưởng chừng cuộc chiến “không thuốc súng” giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kết thúc nhường chỗ cho sự hợp tác trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu và phòng chống dịch bệnh… Tuy nhiên, trào lưu chống Trung Quốc trên chính trường Mỹ nhìn chung vẫn chưa dừng lại mà chuyển hướng từ cuộc chiến thương mại sang cuộc chiến công nghệ 5G.

Chính sách mới của Hoa Kỳ

Mỹ đang cố gắng tập trung kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc trong các lĩnh vực như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, mạng viễn thông 5G và công nghệ mạng 6G trong tương lai.

Các cơ quan đối ngoại của Hoa Kỳ đang tổ chức các hội thảo và xây dựng một cuốn sổ tay có thể giúp các nhà hoạch định chính sách ở những khu vực như Trung và Đông u và ở các nước đang phát triển xây dựng mạng di động 5G thế hệ tiếp theo mà không sử dụng thiết bị của Huawei Technologies và Tập đoàn ZTE của Trung Quốc.

Chính sách mới của Hoa Kỳ

Các quan chức Mỹ cũng cho biết họ đã có kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo cho các chính trị gia, nhà quản lý và học giả nước ngoài để giám sát việc triển khai mạng 5G ở các quốc gia này trong thời gian sắp tới. Dẫn đầu sáng kiến này là Chương trình xây dựng Luật Thương mại do Bộ Thương mại Hoa Kỳ chủ trì. Luật này có nhiệm vụ thúc đẩy chính sách đối ngoại của Mỹ bằng cách cộng tác trực tiếp với các chính phủ nước ngoài trên các vấn đề kỹ thuật và pháp lý.

Nhóm Bảy quốc gia công nghiệp phát triển (G7) đã công bố một sáng kiến cơ sở hạ tầng toàn cầu mới có tên “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” (Build Back Better World – BBBW). Nhà Trắng đã định vị nó như một giải pháp thay thế cho sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Mặc dù không phải là một phần của chương trình nghị sự của G7 vào cuối tuần qua, nhưng các biện pháp khuyến khích mới của Washington nhằm hạn chế thiết bị viễn thông của Trung Quốc cho thấy sự tập trung đặc biệt của Hoa Kỳ vào ngành viễn thông.

Các chuyên gia Hoa Kỳ sẽ tư vấn cho các quốc gia về chi phí, quy định và những cân nhắc về vấn đề an ninh mạng cần thiết để xây dựng nền tảng mạng 5G với nỗ lực ngăn cản các quốc gia này sử dụng thiết bị của Huawei cũng như các hãng khác của Trung Quốc.

Cuộc chiến công nghệ 5G

Hoa Kỳ coi những thiết bị như vậy là một mối đe dọa an ninh. Huawei và các nhà sản xuất Trung Quốc khác nói rằng họ không phải tuân thủ theo quy định của Chính phủ Trung Quốc và sẽ không sử dụng các thiết bị của mình vào mục đích do thám.

Trong khi đó, một nhóm lưỡng đảng lớn trong Quốc hội Mỹ đang ủng hộ một dự luật được đề xuất vào tháng trước cho phép các nước Trung và Đông Âu nhận viện trợ nước ngoài đặc biệt của Mỹ để mua thiết bị viễn thông không có xuất xứ từ Trung Quốc.

Từ “cây gậy” sang “củ cà rốt”

Những nỗ lực này minh chứng cho giai đoạn mới trong một chiến dịch kéo dài của Hoa Kỳ nhằm ngăn cản các đồng minh của mình ở nước ngoài sử dụng thiết bị viễn thông của Trung Quốc. Cách đây vài năm, Washington bắt đầu chiến dịch bằng cách chủ yếu “cầm gậy” đe dọa – cảnh báo các đồng minh rằng nước này sẽ hạn chế chia sẻ thông tin tình báo với các quốc gia sử dụng thiết bị của Huawei. Tuy nhiên, kết quả của nỗ lực trên là rất hạn chế. Các đồng minh khác như Anh đã chuyển sang hạn chế thiết bị từ Trung Quốc.

Giờ đây, Nhà Trắng đang đưa ra những lời đề nghị “cà rốt” dưới hình thức các khoản cho vay và các khóa đào tạo để khuyến khích các nước tránh xa Huawei và các nhà cung cấp khác của Trung Quốc. Các giám đốc điều hành của các tập đoàn viễn thông, cũng như các quan chức ở Hoa Kỳ và các nước đồng minh, cho biết thiết bị của Trung Quốc thường rẻ hơn thiết bị tương đương của các đối thủ cạnh tranh với Huawei như Ericsson AB và Nokia.

Nguồn: CafeF

Hotline: 0877.366.888
Chat Facebook
Hotline
Chat Zalo